Bệnh sán chó là bệnh do ký sinh trùng sán dây thường ký sinh ở các loài động vật như chó, mèo gây ra. Bệnh sán chó thường được phát hiện ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi, người lớn cũng có thể nhiễm bệnh nhưng ít gặp hơn.
1. Bệnh sán chó là gì?
bệnh sán chó là tình trạng cơ thể bị nhiễm trùng do ký sinh trùng sán có tên Toxocara canis gây ra. Sán chó ở người nếu được phát hiện sớm thường không đáng lo, nhưng nếu phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các bộ phận như gan, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng khác…thậm chó có thể gây tử vong, vì vậy mọi người cần theo dõi những triệu chứng bệnh sán chó dưới đây để có thể nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời.
2. Bệnh sán chó có lây không
Có nhiều người thắc mắc không biết bệnh sán chó có lây không? Sán chó lây nhiễm sang người qua những con đường nào? Các chuyên gia y tế cho biết sán chó có thể lây nhiễm từ chó sang người và chưa có thống kê cho thấy sán có thể lây trực tiếp từ người sang người. Con đường lây truyền của sán cho như sau:
Khi chó bị nhiễm sán, sán ký sinh và phát triển trong ruột non của chó và sinh sản. Trung bình mỗi ngày sán chó đẻ khoảng 200.000 trứng. Khi phóng uế những chú cho vô tình đưa trứng sán ra bô ngoài môi trường và lẫn vào đất, nước. Cơ thể người có thể nhiễm trứng sán từ đất hoặc uống phải nước có trứng sán. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm sán chó do quá trình nghịch đất cát có thể vô tình nuốt phải trúng sán.
Một trường hợp khác là người bệnh có thể ăn rau sống có lẫn trứng sán có trong đất hoặc sử dụng phân của chó để tưới.
Khi đã vào cơ thể người nếu không bị tiêu diệt, sau khoảng 5 tháng trứng sán phát triển thành nang sán.
Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán non. Một khi nang sán vỡ hàng triệu đầu sán non được phóng thích, sán đi theo đường máu ký sinh tại nhiều vị trí trên có thể như gan, mật, phổi, lá lách, não…gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây bệnh sán chó ở người
Nguyên nhân chính gây ra sán chó ở người là do người đó ăn hoặc uống phải trứng sán. Ngoài ra việc tiếp súc với chó mèo bị bệnh cũng là nguyên nhân nguy cơ gây bệnh.
Trẻ em chơi đùa với đất cát nơi có nhiều chó mèo sinh sống cũng có thể bị nhiễm trứng sán.
3. Triệu chứng
10 triệu trứng bệnh sán chó phổ biến
Bệnh sán chó thường rất khó nhận biết do các triệu chứng bệnh thường không rõ rạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Hơn nữa triệu chứng nhiễm sán ở mỗi vị trí trên cơ thể lại biểu hiện khác nhau. Làm sao để có thể nhận biết triệu chứng bệnh sán chó một cách chính xác. Hãy cùng theo dõi 10 triệu chứng bệnh sán chó phổ biến nhất dưới đây.
1. Cơ thể sút cân bất thường
Những người bị nhiễm ký sinh trùng sán chó, sau một thời gian vật ký sinh sẽ lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào hàng ngày. Vì vậy, mặc dù bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng cơ thể lại có hiện tướng sút cân do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Nếu bạn thấy cơ thể bị sút cân đột ngật rất có thể bạn đã bị nhiễm sán chó. Lúc này bạn cần theo dõi chiều hướng cân nặng của cơ thể thêm 1 – 2 tháng. Nấu cân nặng không cải thiện hoặc tiếp tục sụt cận bạn hãy đến bệnh viện để kiếm tra và chuẩn đoán nguyên nhân chính xác.
2. Bị táo bón không rõ nguyên nhân
Nếu hàng ngày bạn vẫn ăn uống đủ chất nhưng vẫn bị táo bón thường xuyên, có thể bạn đang bị nhiễm sán chó. Nguyên nhân của triệu chứng này là do giun, sán làm cho ruột bị kích ứng và gây rối loại tiêu hóa. Nó làm lượng nước được cơ thể hấp thu bị giảm đáng kể, khiến bạn bị táo bón.
3. Hay bị trướng bụng, đầy hơi, đi ngoài
Các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, hay bị tiêu chảy là những triệu chứng của những bệnh nhân nhiễm sán chó thường gặp. Yếu tố nhiễm bệnh có khả năng cao hơn nếu bạn vừa tiếp xúc với chó, mèo hoặc nguồn đất, nước ở các khu vực khác có nhiều chó mèo sinh sống.
4. Hay có cảm giác ăn không no, hay đầy bụng, không ăn cũng không thấy đói
Thông thường ở người bịu bệnh sán chó thường gặp phải triệu chứng vừa ăn song đã thấy đói, nguyên nhân do các ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể. Ngoài ra người mắc bệnh này cũng có thể gặp tình trạng không ăn uống gì nhưng vẫn thấy no và không buồn ăn. Giải thích cho hiện tượng này là do số lượng lớn giun sán trong cơ thể đã lấy hết chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn mới ăn. Chúng cũng gây ra đầy hơi nên bạn sẽ thấy no khi không ăn.
5. Cơ thể mệt mỏi, uể oải, chóng mặt
Khi bị đội quân giun, sán lấy hết lượng chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào cho cơ thể, lúc này bạn sẽ luôn cảm thấy đói, mệt mỏi do sụt giảm năng lượng. Kéo dài cơ thể bạn sẽ bị suy yếu dần, bạn cảm thấy không có chút sức lực nào khi làm việc. Tình trạng này khiến bạn lười vận động, chỉ muốn nằm ngủ.
6. Khi đại tiện trong phân có run, sán
Nếu bị nhiễm giun, sán, có thể bạn sẽ thấy giun trong phân khi bạn đi đại tiện. Chúng thường có hình dạng giống sợi chỉ, nhỏ, màu trắng ngà.
7. Vầng mắt và da có màu nhợt nhạt hơn bình thường
Một triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh sán chó là quan sát sắc tố mắt và da. Nguyên nhân là vì giun, sán sẽ làm cơ thể bạn bị thiếu sắt vì sán chó hút máu của cơ thể để lớn lên. Khi cơ thể thiếu máu, da và mắt của bạn sẽ nhợt nhạt, xanh xao. Một số triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, nhịp tim nhanh…
8. Hay đau bụng kèm theo buồn nôn
Khi giun sán phát triển mạnh có thể làm gián đoạn các ống trong thành ruột, gây tắc ruột khiến bạn cảm thấy đau bụng quằn quại. Nó thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn. Vị trí đau bụng do mắc bệnh sán chó thưởng ở trên phàn dạ dày.
9. Ngứa da và kích ứng
Có thể bạn chưa biết người mắc bệnh sán chó thường bị ngứa da dai dẳng do chúng tiết độc tố vào máu. Các độc tố này có thể kiến kích ứng da, khiến bạn ngứa, nổi mẩn đỏ toàn cơ thể hoặc ở những vùng mà giun, sán lưu trú. Cơn ngứa thường đạt đến đỉnh điểm vào ban đêm. Bị bệnh sán chó cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị ngứa hậu môn.
10. Ngủ khó, tâm trạng bất ổn
Đối với bệnh nhân bị bệnh sán chó, ấu trùng giun, sán có thể di trú đến não, làm rối loạn hoạt động bình thường của não. Điều này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó ngủ, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm. Nó cũng là nguyên nhân của sự thay đổi tâm trạng thất thường.
Những biểu hiện trên đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh sán chó. Tuy nhiên, đó cũng có thể do nhiều nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác. Khi có những triệu chứng bất thường bạn không thể tự chuẩn đoán, hãy đến bệnh viện hoặc hỏi ý kiến các chuyên gia y tế để được chuẩn đoán chính xác.
4. Chuẩn đoán
Chuẩn đoán bệnh sán chó
Để chuẩn đoán bệnh sán chó không thể chỉ ăn cứ vào những triệu chứng bệnh. Các bác sĩ thường yêu cầu làm một số xét nghiệm cần thiết, bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh(siêu âm, chụp CT, X- quang): Sau khi vào cơ thể ký sinh trùng xâm nhập, chúng sinh sản và tạo thành các nang ở trong cơ thể. Qua xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể xác định sự xuất hiện của các nang này.
- Xét nghiệm máu, sinh thiết: Xét nghiệm sinh hóa máu có thể tìm thấy các kháng thể mà cơ thể tiết ra nhằm ức chế ký sinh trùng Toxocara canis.
- Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm chức năng gan cũng cho phép phát hiện sự xuất hiện của ký sinh trừng sán chó. Cần xét nghiệm gan nếu có triệu chứng vàng da, đau bụng phải.
- Xét nghiêm chức năng miễn dịch: Khi cơ thể nhiễm sán chó, số lượn bạch cầu và bạch cầu ái toan thường tăng đột biến.
Trên đây là những xét nghiệm cơ bản các bác sĩ đưa ra để chuẩn đoán bệnh sán chó. Tình trạng bệnh ở mỗi cá nhân có thường không giống nhau nên các chỉ định có thể khác nhau. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng để đưa ra chỉ định xét nghiệm trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
5. Điều trị
Cách điều trị bệnh sán chó
Bệnh sán chó cần được điều trị ngay khi phát hiện ký sinh trùng sâm nhập vào cơ thể nhằm ngăn chặn mức độ ảnh hưởng và những biến chứng của bệnh lý này.
Bệnh sán chó thường được điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm để diệt ký sinh trùng. Việc dùng thuốc diệt ký sinh trùng sán chó thường được kiểm soát chặt bởi nhân viên y tế. Nếu gặp các triệu chứng ngứa có thể dùng thêm thuốc chống ngứa để cải thiện tình hình.
Đối với những trường hợp bệnh nặng không thể điều trị bảo tồn, có thể phải cắt bỏ phần tết bào chứa nang sán.
6. Điều trị bệnh sán chó ở đâu
Hiện tại để điều trị bệnh sán chó bệnh nhân nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh. Tại đây sẽ có các bác sĩ đủ chuyên môn để chuẩn đoán chính xác và có hướng dẫn điều trị hiệu quả nhất cho bạn.
6. Cách phòng bệnh
Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó
Bệnh sán chó là một bệnh lý nguy hiểm, có ảnh hưởng đến não và các cơ quan nội tạng nên cần được chủ động phòng bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Để phòng bệnh do ký sinh trùng sán gây ra ở người, bạn cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Duy trì thói quen rửa tay sạch bằng xà bông trước khi ăn, dọn nhà cửa sạch sẽ, ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
Trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh sán chó vì trẻ chưa có kiến thức phòng bệnh. Người lớn hãy để ý và thường xuyên giúp trẻ vệ sinh cá nhân, cắt móng tay. Móng tay dài sẽ là nơi lý tưởng để ấu trùng giun, sán ẩn náu. Các ấu trừng giun, sán sẽ theo tay vào bên trong cơ thể khi bốc thức ăn hay khi bé chơi đùa với các đồ vật mà vô tình đưa vào miệng.
Bố mẹ hãy tập cho bé thói quen rửa tay đúng cách trước bữa ăn và sau khi vệ sinh là một cách thiết thực để phòng bệnh.
Chỉ sử dụng những loại rau có nguồn gốc, phải được ngâm trong nước muối với những loại rau sống. Rửa kỹ rau dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ khả năng có trứng sán bám trên đó.
Đối với chó mèo được nuôi trong nhà cần được tắm rửa thường xuyên, tiêm phòng và tẩy run định kỳ. Đối với phân chó mèo cần được thu gom, xử lý đúng cách đảm bảo cấc ấu trùng giun sán không phát tán.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về triệu chứng nhận biết, chuẩn đoán, điều trị và những cách phòng bệnh sán chó tốt nhất. Mọi người hãy lưu và chia sẻ bài viết đến người thân của mình để có thêm kiến thức phòng bệnh sán chó nhé.