Thứ Ba, Tháng Bảy 5, 2022
  • Login
Hi bác sĩ: Cập nhật thông tin sức khỏe, thuốc, kiến thức y khoa tổng hợp
  • Giới Thiệu
  • Sức Khỏe

    Hà Nội: Phòng khám đa khoa Đông Phương Hà Đông bị tố “chặt chém”?”?

    Phòng khám đa khoa Đông Phương đang “qua mặt” cơ quan chức năng, lừa dối người bệnh?

    Phòng khám đa khoa Đông Phương

    Phòng Khám đa khoa Đông Phương: Khám bệnh tận tâm – Nâng tầm chất lượng

    Phòng khám đa khoa Đông Phương

    Tổng hợp thông tin về phòng khám đa khoa đông phương

    Phòng khám đa khoa Đông Phương

    Giới thiệu phòng khám đa khoa Đông Phương 497 Quang Trung

    Phòng khám đa khoa Đông Phương

    Phòng khám đa khoa Đông Phương liên tiếp dính ‘phốt’ bị bệnh nhân phản ánh

    Phòng khám Đa khoa Đông Phương bị tố thất đức, chặt chém người bệnh

    Trending Tags

    • Làm đẹp
      • All
      • Chăm sóc da
      • Giảm cân
      bệnh viện da liễu tphcm

      Top 5+ bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín tại tphcm

      lượng calo có trong một quả soài

      xoài bao nhiêu calo? ăn xoài giúp tăng cân hay giảm cân

      calo trong đậu phụ

      100g đậu phụ bao nhiêu calo? ăn đậu phụ có béo không?

      yến mạch bao nhiêu calo

      100g yến mạch bao nhiêu calo? ăn yến mạch có giảm cân không

      bún chứa ít calo

      Một bát bún bao nhiêu calo? Ăn nhiều bún có béo không?

      Cách giảm cân cấp tốc với chế độ ăn khoa học

      [Bật Mí] 9 cách giúp bạn giảm cân cấp tốc trong 1 tuần

      lượng calo trong một quả trứng

      1 quả trứng bao nhiêu calo? ăn trứng có tốt không

      100g Khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân

      100g Khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân

      một quả chuối chứa 115 đến 150 calo

      Trong 1 quả chuối chứa bao nhiêu calo? Ăn chuối có giảm cân được không

    • Thực phẩm chức năng
      • All
      • Nhung hươu
      Thuốc chữa bệnh gout

      Thực phẩm chức năng điều trị bệnh Gout tốt nhất hiện nay

      nhung hươu

      Nhung hươu là gì? Tác dụng của nhung hươu, ai nên dùng

      Nhung hươu tươi

      Hướng dẫn cách sử dụng nhung hươu tươi

      Tảo nhật

      5 loại tảo Nhật tốt nhất được nhiều chị em lựa chọn

      nấm linh chi

      Tác dụng của nấm linh chi

    • Thuốc & biệt dược
      • All
      • Cây thuốc
      Top 10 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay [Đã kiểm chứng]

      Top 10 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay [Đã kiểm chứng]

      Hoa ngũ sắc

      Hoa ngũ sắc- nàng tiên kiên cường và bài thuốc đông y đáng quý

      Thuốc tránh thai

      6 loại thuốc tránh thai phổ biến được nhiều người sử dụng

      Thuốc tránh thai khẩn cấp

      4 điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

      uống thuốc tránh thai hàng ngày

      4 Điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

      Meloxicam

      Thuốc Meloxicam: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

      thuốc acyclovir

      Thuốc Acyclovir: Công dụng, liều dùng, những lữu ý khi sử dụng

      Hà thủ ô và cao Hà thủ ô có công dụng gì? Cách dùng hiệu quả nhất

      Hà thủ ô và cao Hà thủ ô có công dụng gì? Cách dùng hiệu quả nhất

      Baking-soda

      23 công dụng của baking soda bạn nên biết

    • Liên Hệ
    No Result
    View All Result
    • Giới Thiệu
    • Sức Khỏe

      Hà Nội: Phòng khám đa khoa Đông Phương Hà Đông bị tố “chặt chém”?”?

      Phòng khám đa khoa Đông Phương đang “qua mặt” cơ quan chức năng, lừa dối người bệnh?

      Phòng khám đa khoa Đông Phương

      Phòng Khám đa khoa Đông Phương: Khám bệnh tận tâm – Nâng tầm chất lượng

      Phòng khám đa khoa Đông Phương

      Tổng hợp thông tin về phòng khám đa khoa đông phương

      Phòng khám đa khoa Đông Phương

      Giới thiệu phòng khám đa khoa Đông Phương 497 Quang Trung

      Phòng khám đa khoa Đông Phương

      Phòng khám đa khoa Đông Phương liên tiếp dính ‘phốt’ bị bệnh nhân phản ánh

      Phòng khám Đa khoa Đông Phương bị tố thất đức, chặt chém người bệnh

      Trending Tags

      • Làm đẹp
        • All
        • Chăm sóc da
        • Giảm cân
        bệnh viện da liễu tphcm

        Top 5+ bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín tại tphcm

        lượng calo có trong một quả soài

        xoài bao nhiêu calo? ăn xoài giúp tăng cân hay giảm cân

        calo trong đậu phụ

        100g đậu phụ bao nhiêu calo? ăn đậu phụ có béo không?

        yến mạch bao nhiêu calo

        100g yến mạch bao nhiêu calo? ăn yến mạch có giảm cân không

        bún chứa ít calo

        Một bát bún bao nhiêu calo? Ăn nhiều bún có béo không?

        Cách giảm cân cấp tốc với chế độ ăn khoa học

        [Bật Mí] 9 cách giúp bạn giảm cân cấp tốc trong 1 tuần

        lượng calo trong một quả trứng

        1 quả trứng bao nhiêu calo? ăn trứng có tốt không

        100g Khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân

        100g Khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân

        một quả chuối chứa 115 đến 150 calo

        Trong 1 quả chuối chứa bao nhiêu calo? Ăn chuối có giảm cân được không

      • Thực phẩm chức năng
        • All
        • Nhung hươu
        Thuốc chữa bệnh gout

        Thực phẩm chức năng điều trị bệnh Gout tốt nhất hiện nay

        nhung hươu

        Nhung hươu là gì? Tác dụng của nhung hươu, ai nên dùng

        Nhung hươu tươi

        Hướng dẫn cách sử dụng nhung hươu tươi

        Tảo nhật

        5 loại tảo Nhật tốt nhất được nhiều chị em lựa chọn

        nấm linh chi

        Tác dụng của nấm linh chi

      • Thuốc & biệt dược
        • All
        • Cây thuốc
        Top 10 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay [Đã kiểm chứng]

        Top 10 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay [Đã kiểm chứng]

        Hoa ngũ sắc

        Hoa ngũ sắc- nàng tiên kiên cường và bài thuốc đông y đáng quý

        Thuốc tránh thai

        6 loại thuốc tránh thai phổ biến được nhiều người sử dụng

        Thuốc tránh thai khẩn cấp

        4 điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

        uống thuốc tránh thai hàng ngày

        4 Điều bạn cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

        Meloxicam

        Thuốc Meloxicam: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

        thuốc acyclovir

        Thuốc Acyclovir: Công dụng, liều dùng, những lữu ý khi sử dụng

        Hà thủ ô và cao Hà thủ ô có công dụng gì? Cách dùng hiệu quả nhất

        Hà thủ ô và cao Hà thủ ô có công dụng gì? Cách dùng hiệu quả nhất

        Baking-soda

        23 công dụng của baking soda bạn nên biết

      • Liên Hệ
      No Result
      View All Result
      Hi bác sĩ: Cập nhật thông tin sức khỏe, thuốc, kiến thức y khoa tổng hợp
      No Result
      View All Result

      Trang chủ » Thuốc Acyclovir: Công dụng, liều dùng, những lữu ý khi sử dụng

      Thuốc Acyclovir: Công dụng, liều dùng, những lữu ý khi sử dụng

      Lê Thị Kiều Dung by Lê Thị Kiều Dung
      2 năm ago
      in Thuốc & biệt dược
      0
      thuốc acyclovir

      thuốc acyclovir

      Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp Acyclovir là thuốc gì? Cách sử dụng, liều lượng và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

      Acyclovir là thuốc gì?

      Acyclovir là tên gọi chung của Zoviraz, là thuốc được kê theo toa để điều trị một số bệnh nhiễm virus. Thuốc được sử dụng như một phần của liệu pháp kết hợp. Tức là, người bệnh cần sử dụng kết hợp với một số thuốc khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

      Thuốc Acyclovir được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra như:

      • Nhiễm Herpes Zoster (Bệnh Zona): Là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra.
      • Mụn rộp sinh dục: Là một bệnh nhiễm virus lây truyền qua đường tình dục do virus Herpes Simplex gây ra.
      • Thủy đậu: Là bệnh nhiễm virut do virus varicella-zoster gây ra.

      Chống chỉ định

      Thuốc Acyclovir được khuyến cáo không sử dụng với những đối tượng dị ứng với Acyclovir. Hoặc dị ứng với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm chống Herpes.

      Ngoài ra, thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho nữ giới đang mang thai hoặc đang cho con bú.

      Thuốc Acyclovir có những dạng nào?

      Thuốc Acyclovir có nhiều dạng như sau:

      • Dạng viên nén 200 mg, 400mg, 800mg;
      • Nang 200mg;
      • Dạng bột pha tiêm 1g, 500mg, 250mg (dưới dạng muối natri);
      • Hỗn dịch uống: lọ 5g/125ml, 4g/50ml;
      • Tuýp 3 g, 15g mỡ dùng ngoài 5%;
      • Tuýp 4,5 g mỡ tra mắt 3%;
      • Loại tuýp 2g, 10g kem dùng ngoài 5 %.

      Công dụng của thuốc Acyclovir

      Acyclovir là chất tương tự như nucleosid (acycloguanosin) có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes. Theo đó, thuốc phải chọn Phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là Acyclovir triphosphat.

      Ở thời điểm đầu, Aciclovir sẽ được chuyển hóa thành Aciclovir Monophosphat nhờ Enzym của virus là Thymidinkinase. Sau đó, sẽ chuyển tiếp thành Aciclovir Diphosphat và Triphosphat bởi 1 số enzym khác của tế bào.

      Lúc này, Acyclovir triphosphat sẽ ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của các tế bào.

      Với cơ chế hoạt động trên, Acyclovir được chỉ định để điều trị các bệnh lý như:

      • Các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra;
      • Điều trị đợt bùng phát Herpes sinh dục;
      • Điều trị các vết loét xung quanh miệng gây ra bởi Herpes simplex, bệnh zona gây ra bởi Zona zoster, và thủy đậu.
      • Giảm số lượng tái phát ở những bệnh nhân bị HSV tái phát thường xuyên;
      • Kháng virus;
      • Giảm đau sau khi các vết loét lành.
      • Giảm nguy cơ virus lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

      Ai có thể sử dụng Acyclovir?

      Tùy vào từng dạng của thuốc Acyclovir mà có những chỉ định đối tượng sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

      Dạng viên nén

      Thuốc Acyclovir dạng viên nén được chỉ định cho những trường hợp:

      • Đối tượng bị nhiễm Herpes simplex da và niêm mạc;
      • Ngăn ngừa việc tái nhiễm Herpes simplex trên người có miễn dịch bình thường;
      • Người bị mắc bệnh zona.

      Acyclovir dạng kem

      Acyclovir dạng kem được chỉ định dùng cho đối tượng nhiễm Virus Herpes simplex bao gồm:

      • Herpes môi ở dạng khởi và tái phát;
      • Herpes sinh dục bao gồm cả khởi phát và tái phát.

      Dạng thuốc mỡ cho mắt

      Thuốc được sử dụng cho đối tượng bị viêm giác mạc do Herpes simplex gây ra.

      Liều dùng thuốc Acyclovir

      Acyclovir là thuốc kê theo đơn, người bệnh không tự ý mua và sử dụng. Liều lượng thuốc phải do bác sĩ có chuyên môn chỉ định.

      Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chúng tôi cũng sẽ tổng hợp liều lượng của một số trường hợp như sau:

      Liều dùng thuốc Acyclovir cho người lớn

      Tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ có liều lượng phù hợp cho từng trường hợp.

      Liều dùng thông thường cho người lớn bị Herpes Simplex – niêm mạc/hệ miễn dịch:

      Đường uống:

      • Giai đoạn ban đầu hoặc điều trị không liên tục:

      Sử dụng một trong 3 liều lượng sau:

      + Dùng 200 mg uống mỗi 4 giờ (5 lần một ngày) trong 10 ngày.

      + Dùng 400 mg uống 3 lần một ngày;

      + Sử dụng 200 mg uống 5 lần một ngày trong 7-10 ngày.

      • Giai đoạn tái phát:

      Các liều có thể sử dụng:

      + 200 mg uống mỗi 4 giờ (5 lần một ngày) trong 5 ngày.

      + Sử dụng 400 mg uống 3 lần mỗi ngày trong 5 ngày.

      + Dùng 800 mg, uống hai lần mỗi ngày trong 5 ngày.

      + 800 mg uống 3 lần một ngày trong 2 ngày.

      • Điều trị nhiễm orolabial HSV:

      Sử dụng 400 mg uống 5 lần mỗi ngày trong 5 ngày.

      Tiêm tĩnh mạch:

      Giai đoạn ban đầu dùng 5-10 mg/kg cân nặng lý tưởng truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ cho 5-7 ngày.

      Liều dùng thông thường dành cho người lớn Herpes Simplex – niêm mạc/suy giảm miễn dịch:

      Đường uống:

      Sử dụng 400 mg mỗi 8 giờ trong 7 đến 14 ngày.

      Tiêm tĩnh mạch:

      Dùng 5 mg/kg truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 đến 14 ngày.

      Điều trị cho các đợt bùng phát:

      Sử dụng 200 mg uống mỗi 4 giờ (5 lần một ngày) trong 5-10 ngày.

      Hoặc 400 mg uống 3 lần một ngày trong 5-10 ngày hoặc 7-14 ngày.

      Điều trị nhiễm Orolabial HSV cho bệnh nhân nhiễm HIV:

      Liều 400 mg 3 lần một ngày trong 7-14 ngày.

      Liều dùng thông thường cho người lớn bị Herpes Simplex viêm não:

      Liều 10-15 mg/kg cân nặng lý tưởng truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ 10 đến 21 ngày.

      Liều dùng thông thường cho người lớn bị  Herpes Simplex – ngăn chặn:

      Liệu pháp ức chế mãn tính:

      • Bệnh nhân hệ miễn dịch hoạt động bình thường:

      Liều 400 mg uống hai lần một ngày. Hoặc có thể thay thế liều 200 mg, uống 3-5 lần một ngày.

      • Bệnh nhân nhiễm HIV:

      Liều 200 mg uống 3 lần một ngày hoặc 400 mg uống 2 lần một ngày.

      • Bệnh nhân nhiễm HIV, herpes âm đạo:

      Liều 400 mg đến 800 mg uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.

      Liều dùng thông thường cho người lớn bị bệnh zona thần kinh:

      Bệnh zona thần kinh cấp tính:

      Liều 800 mg uống mỗi 4 giờ (5 lần một ngày) trong 7-10 ngày.

      Suy giảm miễm dịch nghiêm trọng:

      Liều 10 mg/kg cân nặng lý tưởng truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 đến 14 ngày.

      Liều dùng thông thường cho người lớn bị bệnh zona thủy đậu:

      Bệnh nhân hệ miễn dịch bình thường:

      Liều 800 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 5 ngày.

      Bệnh nhân suy giảm miễn dịch:

      Liều 10 mg/kg cân nặng lý tưởng truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 đến 10 ngày. Hoặc sử dụng cho đến khi không có tổn thương mới trong 48 giờ.

      Sau khi hết sốt và nếu không có biến chứng liên quan đến nội tạng. Người bệnh sẽ chuyển sang liều 800 mg, uống bốn lần một ngày.

      Liều dùng thuốc acyclovir cho trẻ em như thế nào?

      Cũng như ở người lớn, liều lượng sử dụng cho trẻ em cũng tùy vào thuộc vào từng dạng bệnh.

      Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Herpes Simplex:

      Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng liều 10-20 mg/kg. Hoặc 500 mg/m2 da truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ 10 đến 21 ngày.

      Còn với những trẻ sơ sinh thiếu tháng, nên dùng liều 10 mg/kg mỗi 12 giờ cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

      Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/miễn dịch chủ:

      Trẻ 3 tháng đến 11 tuổi:

      Có thể áp dụng một trong những liều lượng sau:

      + Giai đoạn ban đầu dùng liều 10-20 mg/kg đường uống 4 lần một ngày.

      + Liều 8 đến 16 mg/kg đường uống 5 lần một ngày trong 7-10 ngày.

      + Uống 40-80 mg/kg mỗi ngày chia thành 3-4 liều trong 5 đến 10 ngày.

      Trẻ 12 tuổi trở lên, trên 40 kg:

      Sử dụng liều cho người lớn.

      Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/suy giảm miễn dịch:

      Dùng thuốc uống:

      Dùng 1g uống mỗi ngày trong chia làm 3-5 liều trong 7 đến 14 ngày.

      Truyền vào tĩnh mạch (3 tháng đến 11 tuổi):

      Dùng 5-10 mg/kg hoặc 250-500 mg/m2 truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 đến 14 ngày.

      Truyền vào tĩnh mạch (12 tuổi trở lên, trên 40 kg):

      Dùng liều cho người lớn.

      Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Herpes Simplex viêm não:

      Trẻ 3 tháng đến 11 tuổi:

      Dùng liều 10-20 mg/kg hoặc 500 mg/m2 truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ 10 đến 21 ngày.

      Trẻ 12 tuổi trở lên:

      Dùng liều cho người lớn.

      Liều dùng thông thường cho trẻ em bị  Herpes Simplex – ngăn chặn

      Đường uống:

      • Trẻ dưới 12 tuổi:

      Dùng 80 mg/kg/ngày uống chia làm 3-4 lần trong một ngày, không quá 1 g/ngày.

      • Trẻ 12 tuổi trở lên:

      Dùng liều cho người lớn.

      Truyền vào tĩnh mạch

      Bệnh nhân suy giảm miễn dịch dùng một trong hai liều sau:

      + 5 mg/kg truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 hay 12 giờ.

      + 250 mg/m2 truyền vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong giai đoạn nguy hiểm.

      Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Zona thần kinh

      Bệnh nhân hệ miễn dịch bình thường (12 tuổi trở lên):

      Dùng 800 mg uống mỗi 4 giờ (5 lần một ngày) trong 5-10 ngày.

      Bệnh nhân nhiễm HIV:

      Dùng 20 mg/kg (tối đa 800 mg mỗi liều) uống 4 lần một ngày trong 7-10 ngày.

      Cách sử dụng thuốc Acyclovir

      Để sử dụng thuốc Acyclovir đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

      • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
      • Có thể ăn kèm thực phẩm hoặc không ăn khi uống thuốc;
      • Sử dụng đúng liều lượng, tránh quên hoặc uống quá liều;
      • Uống nhiều nước khi sử dụng thuốc;
      • Với thuốc dạng nước nên lắc đều trước khi dùng. Ngoài ra, nên sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng khi sử dùng. Tuyệt đối, không dùng muỗng thức ăn để đo lượng thuốc.
      • Nên sử dụng thuốc ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ.
      • Không thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
      • Khi có triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng cần báo ngay với bác sĩ.

      Acyclovir có tác dụng phụ không?

      Cũng như những loại thuốc Tây y khác, Acyclovir có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng. Cụ thể như sau:

      • Phát ban;
      • Buồn nôn, nôn mửa;
      • Tiêu chảy, đau bụng;
      • Rụng tóc;
      • Men gan cao;
      • Chỉ số huyết học trong cơ thể suy giảm;
      • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi;
      • Bỏng rát và xót khi bôi thuốc;
      • Bị kích ứng và viêm tại chỗ.

      Khi sử dụng thuốc Acyclovir người bệnh cần thận trọng điều gì?

      Để tránh những tác dụng phụ trên, người bệnh cần lưu ý những vấn để sau:

      • Trước khi sử dụng, cần chia sẻ tình trạng của bản thân, các thuốc đang sử dụng với bác sĩ.
      • Trong quá trình sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng, bỏ thuốc giữa chừng.
      • Khi có bất bì dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, nên báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
      1. Acyclovir tương tác với thuốc nào?

      Acyclovir có thể gây tương tác với một số thuốc khi sử dụng. Khi có sự tương tác sẽ ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Ngoài ra, còn gây những tác dụng phụ không mong muốn.

      Một số thuốc có thể gây tương tác với Acyclovir gồm:

      • Interferon;
      • Ketoconazole;
      • Probenecid;
      1. Nên làm gì khi bạn quên 1 liều thuốc?

      Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc thì cần phải dùng bù ngay sau khi nhớ ra. Còn trong trường hợp thời gian uống gần đến với liều tiếp theo. Có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc kế tiếp.

      Lưu ý, không thêm liều để bù lại liều đã lỡ vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

      1. Nếu sử dụng thuốc Acyclovir quá liều?

      Sử dụng quá liều không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu sử dụng quá liều, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

      1. Acyclovir bảo quản như thế nào?

      Với mỗi dạng thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau. Cụ thể như sau:

      • Viên nén: Bảo quản dưới 25 độ C và cần giữ khô.
      • Dạng kem: Bảo quản dưới nhiệt độ 25 độ C.
      • Thuốc mỡ tra mắt: Bảo quản nhiệt độ dưới 25 độ C.
      • Kem Acyclovir chứa một chất kiềm được bào chế đặc biệt và không nên hòa loãng.

      Trên đây là tổng hợp 13 thông tin quan trọng về thuốc Acyclovir. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng, liều dùng của thuốc.

      Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất

      Thông tin tham khảo: https://benhvienhungcuong.com/

      ShareTweetShare
      Advertisement Banner
      Previous Post

      Nhung hươu là gì? Tác dụng của nhung hươu, ai nên dùng

      Next Post

      Bệnh giời leo là gì? Nguyên nhân Triệu chứng & cách điều trị

      Lê Thị Kiều Dung

      Lê Thị Kiều Dung

      Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung là gương mặt ưu tú trong lĩnh vực sản phụ khoa hiện nay. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề và đã đỡ đầu cho hàng nghìn trẻ nhỏ. Luôn dốc hết sức mình vì sức khỏe người bệnh

      Bài viết liên quan

      thuốc ladubalance

      Thuốc Ladybalance: Công dụng, liều dùng, chú ý khi sử dụng

      3 năm ago
      Trào ngược dạ dày thực quản

      Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

      2 năm ago

      Đối tác liên kết

      Bài Viết Nổi Bật

      Hà Nội: Phòng khám đa khoa Đông Phương Hà Đông bị tố “chặt chém”?”?

      Tháng Sáu 28, 2022
      bệnh viện da liễu tphcm

      Top 5+ bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín tại tphcm

      Tháng Tư 23, 2022
      Xét nghiệm tinh dịch đồ là gì?

      Xét nghiệm tinh dịch đồ là gì?

      Tháng Một 11, 2022
      linh tuệ đan

      Tinh trùng yếu uống thuốc gì?

      Tháng Một 11, 2022
      Đa khoa Đông Phương Hà Nội

      Về Hibacsi.net

      Hi bác sĩ: Cập nhật thông tin sức khỏe, thuốc, kiến thức y khoa tổng hợp

      Các bài viết trên hibscsi là những thông tin tổng hợp từ các trang sức khỏe trong nước và nước ngoài, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị, không nên áp dụng theo khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

      DMCA.com Protection Status

      Liên Hệ

      Hotlite: +84329837295
      Email: info@hibacsi.net
      website: https://hibacsi.net

      Bài viết mới

      Hà Nội: Phòng khám đa khoa Đông Phương Hà Đông bị tố “chặt chém”?”?

      Tháng Sáu 28, 2022
      bệnh viện da liễu tphcm

      Top 5+ bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín tại tphcm

      Tháng Tư 23, 2022

      Chuyên Mục

      • Bệnh A-Z
      • Bệnh hậu môn
      • Bệnh tiêu hóa & dạ dày
      • bệnh trực tràng
      • Cây thuốc
      • Chăm sóc da
      • chăm sóc sau sinh
      • Chuẩn bị mang thai
      • cơ sở khám bệnh
      • Dinh dưỡng
      • Giảm cân
      • Hỏi đáp bác sĩ
      • Làm đẹp
      • Nam khoa
      • Nhung hươu
      • Phụ khoa
      • Sinh lý nam nữ
      • Sức Khỏe
      • Thể Hình
      • Thực phẩm chức năng
      • Thuốc & biệt dược
      • Trong thai kỳ
      • Y học
      • Yếu tố gây sảy thai

      Tags

      ăn dặm cho bé đồ ăn khi cai sữa cho bé
      • About
      • Advertise
      • Privacy & Policy
      • Liên Hệ

      © 2019 Bản quyền nội dung thuộc về hibacsi.net hibacsi.net.

      No Result
      View All Result
      • Giới Thiệu
      • Sức Khỏe
      • Làm đẹp
      • Thực phẩm chức năng
      • Thuốc & biệt dược
      • Liên Hệ

      © 2019 Bản quyền nội dung thuộc về hibacsi.net hibacsi.net.

      Welcome Back!

      OR

      Login to your account below

      Forgotten Password?

      Retrieve your password

      Please enter your username or email address to reset your password.

      Log In